Ăn uống lạc miệng, không cảm thấy ngon, tại sao?

By Unknown - tháng 4 29, 2018

Miệng đắng, miệng nhạt,… có thể là dấu hiệu mắc một bệnh nào đó. Lưỡi là cơ quan giúp cơ thể nếm đủ các vị chua, ngọt, đắng, mặn, cay, dựa vào các tế bào vị giác phân bố rất dày trên mặt lưỡi. Có những vấn đề bất thường của sức khỏe có thể làm thay đổi vị giác của bạn. Vì vậy khi nào bạn cảm thấy miệng đắng, miệng nhạt, miệng chua,… thì cần xem lại tình trạng sức khỏe của mình.

Vai trò của lưỡi
Lưỡi giữ thức ăn ở gần răng để được nhai nghiền nát rồi lưỡi đưa đẩy thức ăn nhuyễn về thực quản để nuốt xuống dạ dày. Nhai và nuốt là hai giai đoạn sơ khởi nhưng rất quan trọng của sự tiêu hóa. Lưỡi hành động phối hợp với môi, răng và vòm miệng để tạo ra tiếng nói.

Miệng nhạt (hay còn gọi là nhạt miệng): 
Là chỉ vị giác trong miệng suy giảm, tự cảm thấy trong miệng nhạt nhẽo. Thường gặp ở những người mới viêm nhiễm hoặc vào thời kỳ hết viêm như viêm ruột, bị bệnh lỵ và các bệnh khác ở hệ thống tiêu hóa có sinh phát sốt kéo dài, còn gặp sau ca đại phẫu thuật, người thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra miệng nhạt nhẽo vô vị, vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn là một đặc trưng của bệnh ung thư, nhất là lại xuất hiện ở một người tuổi trung niên thì phải hết sức cảnh giác. Cần phân biệt với trường hợp người già, đầu nhũ vị giác thoái hóa, răng rụng, không còn đầy đủ, cũng do xương hàm bị teo với mức độ khác nhau làm cho việc nhai thức ăn không kỹ, thậm chí phải nuốt chửng, thức ăn không tiếp xúc đầy đủ với đầu nhũ vị giác dẫn tới tình trạng ăn không biết mùi vị.

Ngoài ra, miệng nhạt nhẽo vô vị, vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn cũng là một đặc trưng của bệnh ung thư, nhất là khi xuất hiện ở một người tuổi trung niên.

Miệng đắng (hay còn gọi là đắng miệng): 
Thấy nhiều ở chứng viêm gan, viêm mật cấp tính, liên quan đến sự trao đổi chất của dịch mật. Miệng đắng còn có thể thấy trong bệnh ung thư; người bệnh không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà còn tăng dần cảm giác đắng với mọi đồ ăn. Điều này liên quan tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi.Đông y cho rằng, người có cảm giác đắng trong miệng thường kèm đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính tình nóng nảy dễ cáu giận, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng và vàng, mạch huyền…, phần nhiều do gan, mật nhiệt gây nên. Bệnh nhân thường buồn nôn, không thiết ăn uống, nước tiểu đỏ vàng.

Kết luận: 
Vị giác thường có quan hệ đến các yếu tố lứa tuổi, giới tính, tình cảm, nhiệt độ, chỉ sau khi loại trừ nó thì mới nghĩ đến bệnh tật. Khi đã loại trừ các yếu tố đó thì ta có thể nghĩ tới các yếu tố liên quan đến bệnh.

Vị giác giúp con người thưởng thức món ăn thức uống đồng thời cũng giúp nhận biết món ăn tốt hay xấu cho sức khỏe. Khi bị rối loại vị giác ta có khuynh hướng ăn qua loa cho xong bữa, không còn hứng thú với bạn bè. Hậu quả là thiếu dinh dưỡng, xuống cân. Rối loạn có thể điều chỉnh được sau khi được các bác sĩ khám tỷ mỉ và đã xác định rõ nguyên nhân.


Xem thêm: 

Bốc Hỏa là do đâu và có nguy hiểm không-Phunu.pro

  • Share:

Có thể bạn quan tâm

0 nhận xét